Nhà xưởng sạch sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: chất lượng sản phẩm được đảm bảo, giúp công nhân yên tâm hoàn thành công việc tạo năng suất tốt nhất, gây thiện cảm với khách hàng,… Làm vệ sinh theo mẫu chuẩn khoa học giúp công việc đơn giản hơn Vệ sinh nhà xưởng tưởng chừng là các công việc dọn dẹp đơn giản nhưng nếu người thực hiện không có kế hoạch rõ ràng thì sẽ khó tránh khỏi những khó khăn, làm việc mất nhiều thời gian, công sức mà vẫn không đạt được hiệu quả làm sạch cao nhất. Việc áp dụng theo mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng đúng khoa học sẽ giúp cho các công việc dọn dẹp nhà xưởng trở nên đơn giản hơn rất nhiều, không bỏ sót bất kỳ khu vực nào, đảm bảo cho không gian luôn sạch đẹp, trong lành, thoáng mát… Mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng Để đảm bảo rằng môi trường nhà xưởng sạch sẽ, tạo sự thoải mái, bảo vệ sức khỏe cho công nhân đồng thời sản phẩm sản xuất ra an toàn, có chất lượng cao cho người tiêu dùng thì cần phải có quy trình làm sạch đúng cách và duy trì vệ sinh nhà xưởng thường xuyên. Theo ý kiến của các chuyên gia vệ sinh thì bạn cần thực hiện vệ sinh nhà xưởng theo mẫu quy trình sau: – Bước 1: Khảo sát tình hình công việc Việc khảo sát là rất quan trọng để người thực hiện đánh giá đúng thực trạng vệ sinh của đơn vị, xem diện tích nhà xưởng bao nhiêu để lên kế hoạch làm sạch phù hợp. Chú ý những khu vực khó làm sạch, có nhiều ngóc ngách và loại chất bẩn khó tẩy rửa,…. – Bước 2: Chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất vệ sinh chuyên dụng Sau khi khảo sát, người thực hiện cần chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ vệ sinh, bao gồm: chổi quét mạng nhện, cây nối, máy hút bụi nhà xưởng, máy áp lực, máy chà sàn, giẻ lau, hóa chất tẩy rửa… và cả dụng cụ bảo hộ an toàn lao động. – Bước 3: Tập chung nhân công và phân chia công việc Người quản lý tập trung nhân công, phân công nhân viên vệ sinh phụ trách từng khu vực, có thể ghi ra giấy hoặc chuẩn bị trong đầu. Cần nhắc nhở họ những điều cần lưu ý khi vệ sinh nhà xưởng ngay từ đầu để công việc vệ sinh diễn ra thuận lợi hơn. Đối với những khu vực có diện tích rộng và nhiều loại chất bẩn thì nên phân công số lượng nhiều hơn các khu vực khác. – Bước 4: Bắt đầu công việc vệ sinh nhà xưởng + Vệ sinh trần và mái nhà xưởng: Người thực hiện tiến hành làm sạch các bụi bẩn, mạng nhện bám trên các thanh xà ngang, máng đèn, hộp đèn, hệ thống dây cáp treo, trần nhà,.. Người làm vệ sinh cần lưu ý những quy tắc an toàn trong vệ sinh nhà xưởng + Vệ sinh tường nhà xưởng: Tùy theo độ cao của từng nhà xưởng mà người làm vệ sinh sẽ dùng những máy móc thiết bị hỗ trợ để làm sạch các bụi bẩn, màng nhện trên tường, triển khai công việc đảm bảo, an toàn, sạch sẽ. + Lau các máy móc trong nhà xưởng: Bạn có thể dùng khăn lau ẩm và hóa chất chuyên dụng để loại bỏ các vết bẩn dầu mỡ, các chất thải công nghiệp bám vào máy trong quá trình sản xuất để giúp các thiết bị vận hành tốt hơn. + Vệ sinh sàn nhà và các vật dụng: Nhân viên vệ sinh thực hiện làm sạch tỉ mỉ các vật dụng trong nhà xưởng như ca, cốc, bình nước, quạt thông gió, các dụng cụ lao động,… Để vệ sinh sàn nhà nhanh chóng và sạch nhất cần sử dụng thêm máy hút bụi công nghiệp, máy chà sàn,… – Bước 5: Nhiệm thu công việc Khi các công việc làm sạch đã được hoàn thành, nhà xưởng đã trở nên sạch sẽ, ngăn lắp thì người quản lý nhiệm thu và kết thúc công việc. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bạn đã biết được mẫu quy trình vệ sinh nhà xưởng theo khoa học để biết cách thực hiện công việc đạt hiệu quả cao nhất. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc hay góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vụ sớm nhất. Liên hệ: Vệ sinh công nghiệp Năm Sao 0963.750.009