Vào thế kỹ 18, có một cuộc tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu về hình dạng tối ưu cho đỉnh của kim thu sét. Theo những nhà khoa học của Anh thì đỉnh kim thu sét nên có cấu tạo dạng cầu. Trong khi đó các nhà khoa học của Mỹ thì lại cho rằng nó cần được chế tạo theo cấu trúc mũi nhọn. Cuộc tranh cãi này vẫn chưa có hồi kết khi các nhà khoa học chưa có đủ thử nghiệm thực tế để đánh giá.Kim thu sét hiện đại ra đờiKim thu sét hiện đại hoạt động dựa trên nguyên lý phát tia tiên đạo sớm ESE. Dòng kim này xuất hiện đầu tiên trong khoảng thời gian 1930. Theo như các nhà khoa học, vùng bảo vệ kim thu sét sẽ tăng lên đáng kể nếu như nó có bộ phận ion hóa. Ban đầu bộ phận này được tạo ra bằng lượng nhỏ phóng xạ. Đó là những chất đồng vị Radium 226 hoặc Americium 241. Sau này, bộ phận này được thay thế bằng các thiết bị điện và điện tử. Khi đám mây mang điện tích xuất hiện, bộ phận phát ion trong kim sẽ tích tụ ion lên đầu kim. Khi gặp điện tích trái dấu từ đám mây sét, nó sẽ phát ra tia tiên đạo đi lên và thu lấy tia sét đi xuống. Kim thu sét Với đội ngũ nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi đã tư vấn thi công cho rất nhiều khách hàng, nhiều kiểu loại công trình. Từ nhà ở, nhà xưởng, chung cư cho đến kho xăng dầu, trạm BTS, sân golf.…Chúng tôi đã thi công hệ thống chống sét tại Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hà Nam, Thái Nguyên, Yên Bái Hà Giang Tuyên Quang Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình, Vĩnh Phúc…. Thi công chống sét Thi công hệ thống tiếp địa: Bước 1: Định vị vị trí cọc tiếp địa. Kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng cọc. Bước 2: Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất. Đảm bảo tránh các công trình ngầm như cáp ngầm, hệ thống ống nước. Trường hợp thông thường đào rãnh có độ sâu từ 600-800mm, rộng 300-500mm. Trường hợp đất có điện trở suất đất cao hoặc diện tích hạn chế thì đào giếng. Đường kính giếng từ 50-100mm, sâu 15-40m, tùy độ sâu của mạch nước ngầm. Bước 3: Đóng cọc tiếp địa Ramratna. Khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Trước khi đóng cọc đổ hóa chất làm giảm điện trở suất đất. Hóa chất hút ẩm, trở thành dạng keo bao quanh điện cực. Từ đó làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất. Bước 4: Lắp đặt dây thoát sét. Có thể sử dụng dây cáp đồng hoặc băng đồng 25x3mm. Rải dây cáp dọc theo rãnh đã đào. Liên kết các cọc và dây dẫn bằng mối hàn. Trường hợp đào giếng thì cọc được liên kết thẳng với cáp rồi thả sâu xuống đáy giếng. Bước 5: Lắp đặt hố kiểm tra điện trở suất đất tại vị trí có cọc trung tâm. Đảm bảo mặt hố ngang với mặt đất. Kiểm tra toàn bộ lần cuối các mối hàn. Bước 6: Lấp đất vào hố, rãnh và nện chặt, hoàn trả mặt bằng.Lắp đặt cột đỡ kim thu sét Liva Bước 7: Gia công trụ đỡ kim thu sét. Lắp đặt trụ đỡ và kim thu theo bản vẽ thiết kế thi công hệ thống chống sét ( Xem Video lắp đặt kim thu sét vào trụ đỡ tại đây ). Bước 8: Kết nối kim thu sét với dây dẫn sét. Chú ý nên luồn dây dẫn trong ống cách điện từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa. Điều này nhằm tránh sự lan truyền của dòng điện vào kết cấu công trình. Bước 9: Lắp đặt bộ đếm sét (nếu có). Bước 10: Tiến hành đo đạc lần cuối điện trở tiếp đất của hệ thống và đo thông mạch dây dẫn sét. Kim thu sét Stormaster VPGD: Số 133, DV4, Khu đất dịch vụ Xa La, P. Phúc La, Hà Đông, TP Hà Nội Tel: 024.2241.0888 - 0976.200.009 Hotline: 0975. 008. 163 Email: [email protected] Website: https://ambvietnam.vn