Thời gian qua, công tác an toàn vệ sinh lao động-Phòng chống cháy nổ (ATVSLĐ, PCCN) tại các khu công nghiệp của các tỉnh luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, doanh nghiệp tích cực hưởng ứng nhằm đảm bảo an toàn lao động trong quá trình làm việc, đảm bảo tài sản, sự phát triển, ổn định của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn xảy ra các vụ tai nạn lao động, cháy nổ tại các công ty, doanh nghiệp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Do đó, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, ngày 24/06/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động chính thức có hiệu lực từ 01/07/2016. Căn cứ theo nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, VIỆN ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG khai giảng các lớp an toàn lao động theo quyết định số 44/2016/NĐ-CP như sau: - Căn cứ theo Luật an toàn lao động ngày 25/06/2016 - Căn cứ theo Nghị định số 37/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. - Căn cứ theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ 1/7/2016 - Căn cứ theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động 1. Đối tượng tham gia khóa học an toàn lao động - Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động - Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động - Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động. - Nhóm 5: Người làm công tác y tế - Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại điều luật 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động. 2. Nội dung khóa học huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động: dựa trên điều 18, điều 19 và điều 20 Nghị định số 44/2016/NĐ-CP. Thời gian huấn luyện an toàn lao động theo quy định cho nhóm 1 và 4 tối thiểu 16 giờ; nhóm 2 tối thiểu 48 giờ. Với nhóm 3, thời gian huấn luyện tối thiểu là 24 giờ. Đặc biệt, nghị định số 44 có quy định thời gian huấn luyện tối thiểu với nhóm 5 và 6 lần lượt là 56 giờ và 4 giờ. Huấn luyện nhóm 1 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh. Huấn luyện nhóm 2 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động hằng năm; - Phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; - Xây dựng hệ thống quản lý về an toàn, vệ sinh lao động; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; - Công tác điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; - Quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; - Hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; - Sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động - Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động; c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; - Quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Huấn luyện nhóm 3 a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; - Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: - Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động mà người được huấn luyện đang làm; - Quy trình làm việc an toàn, vệ sinh lao động; - Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến công việc của người lao động. Huấn luyện nhóm 4 a) Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động: - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; - Chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; - Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân, nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. b) Huấn luyện trực tiếp tại nơi làm việc: Quy trình làm việc và yêu cầu cụ thể về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Huấn luyện nhóm 5: a) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: - Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở; - Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; - Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; - Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; c) Huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động: - Yếu tố có hại tại nơi làm việc; - Tổ chức quan trắc môi trường lao động để đánh giá yếu tố có hại; - Lập hồ sơ vệ sinh lao động tại nơi làm việc; - Các bệnh nghề nghiệp thường gặp và biện pháp phòng chống; - Cách tổ chức khám bệnh nghề nghiệp, khám bố trí việc làm, chuẩn bị hồ sơ giám định bệnh nghề nghiệp; - Tổ chức và kỹ năng sơ cứu, cấp cứu; - Phòng chống dịch bệnh tại nơi làm việc; - An toàn thực phẩm; - Quy trình lấy và lưu mẫu thực phẩm; - Tổ chức thực hiện bồi dưỡng hiện vật và dinh dưỡng cho người lao động; - Nâng cao sức khỏe nơi làm việc, phòng chống bệnh không lây nhiễm tại nơi làm việc; - Kiến thức, kỹ năng, phương pháp xây dựng kế hoạch, phương án, trang bị phương tiện và điều kiện cần thiết để thực hiện công tác vệ sinh lao động; - Phương pháp truyền thông giáo dục về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp; lập và quản lý thông tin về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp tại nơi làm việc; - Lập và quản lý hồ sơ sức khỏe người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp. - Công tác phối hợp với người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động hoặc bộ phận quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động để thực hiện nhiệm vụ liên quan theo quy định tại Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động. Huấn luyện nhóm 6: Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên. Chứng chỉ, chứng nhận: Học viên tham gia khóa học thông qua sát hạch, kiểm tra sẽ được cấp: - Chứng nhận an toàn lao động với nhóm 1, 2, 5, 6 (thời hạn 2 năm); - Thẻ an toàn với nhóm 3 (thời hạn 2 năm); - Ngoài ra, nhóm 5 sẽ được cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động (thời hạn 5 năm); - Sổ theo dõi người thuộc nhóm 4 được huấn luyện. Lịch khai giảng: - Công ty tổ chức liên tục khai giảng các lớp an toàn lao động vào ngày 15 hàng tháng. - Quý cơ quan/doanh nghiệp có nhu cầu tổ chức riêng cho đơn vị xin liên hệ theo số điện thoại: 0904.889.859 - 0908.060.060 Hồ sơ đăng ký học an toàn lao động: Bản sao Chứng minh thư nhân dân không cần công chứng; Ảnh màu 3×4: 02 chiếc. Viện Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Xây Dựng Adress: Tòa HH2A - KĐT Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội Hotline: 0904 889 859 ( Ms.Linh ) Hotline: 0908 060 060 ( Mr.Phong ) Tel: 046.686.8910 - Fax: 043.257.9999 Website: https://vienxaydung. edu.vn Email: [email protected]
- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014 của quốc hội; - Căn cứ điều 49 nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. - Căn cứ vào thông tư số 17/2016 TT - BXD hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công đối với tổ chức, cá nhân Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ hướng dẫn thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng uy tín, đáng tin cậy. Hãy liên hệ với VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG ngay hôm nay. Chúng tôi hỗ trợ học viên: - Lịch thi sát hạch sớm nhất trong tháng. - Hướng dẫn ôn thi, cung cấp bộ đề đáp án câu hỏi thi sát hạch theo quy định mới nhất. 1. Điều kiện chung cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3: - Có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, có giấy phép cư trú tại Việt Nam đối với người nước ngoài. - Có trình độ chuyên môn đào tạo, thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. - Có trình độ Đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng. - Đạt yêu cầu sát hạch về kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề. - Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 1: + Tốt nghiệp trình độ Đại học, có thời gian kinh nghiệm hoạt động phù hợp với lĩnh vực đề nghị từ 7 năm trở lên. + Đã trực tiếp giám sát thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề ít nhất 01 công trình cấp 1 hoặc 2 công trình cấp 2 cùng loại. + Đã có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng còn hạn hoặc hết hạn. - Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 2: + Tốt nghiệp trình độ Đại học, có thời gian kinh nghiệm hoạt động phù hợp với lĩnh vực đề nghị từ 5 năm trở lên. + Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề ít nhất 01 công trình cấp 2 hoặc 2 công trình cấp 3. - Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 3: + Có trình độ chuyên mộn phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công tác phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ từ 3 năm đối với Đại học, 5 năm đối với Cao Đẳng hoặc Trung học chuyên nghiệp. + Đã trực tiếp tham gia giám sát thi công hoặc thiết kế, thẩm định thiết kế, thi công xây dựng ít nhất 01 công trình cấp 3 hoặc 02 công trình cấp 4. 2. Danh sách chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3 bao gồm: - Giám sát thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp. - Giám sát lắp đặt thiết bị công trình, công nghệ. - Giám sát công trình giao thông đường bộ. - Giám sát công trình giao thông cầu. - Giám sát công trình giao thông hầm. - Giám sát công trình cảng. - Giám sát công trình giao thông đường sắt. - Giám sát lắp đặt thiết bị điện công trình. - Giám sát cơ điện công trình. - Giám sát hạ tầng kỹ thuật cấp nước. - Giám sát hạ thầng kỹ thuật thoát nước. - Giám sát hạ tầng kỹ thuật chất thải rắn. - Giám sát công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn. 3. Hồ sơ xét duyệt xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3 bao gồm: - 01 bản đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng quy định tại thông tư 17/2016/BXD. - 02 ảnh màu cỡ 04×06 có nền màu trắng. - 02 bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc Trung học. - 01 Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn về hoạt động xây dựng. 4. Quy trình hỗ trợ cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng 1, hạng 2, hạng 3 bao gồm: - Bước 1: VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG hướng dẫn khách hàng kê khai hồ sơ. - Bước 2: Viện tiếp nhận hồ sơ của khách hàng nộp và làm thủ tục đăng kí dự thi sát hạch chứng chỉ hành nghề. - Bước 3: Viện hỗ trợ khách hàng hoàn thành kì thi: ôn tập, tài liệu ôn thi v.v… - Bước 4: Sau khi có kết quả thi,Viện Quản Lý Xây Dựng hoàn thiện hồ sơ và làm việc với cơ quan xin cấp chứng chỉ. - Bước 5: Nhận chứng chỉ và bàn giao cho khách hàng. VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG - Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn hỗ trợ đào tạo, chúng tôi đã khẳng định được vị thế và tầm quan trọng của mình với nhiều tổ chức, cá nhân tham gia vào các chương trình nghiệp vụ đào tạo. Quy trình làm việc chuyên nghiệp và cam kết vàng của chúng tôi: * Tỷ lệ thành công 100%, tiết kiệm tối đa thời gian và tiền bạc. * Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp vững chắc về luật và hoạt động 24/7. * Đảm bảo hướng tới hạng cao nhất mà bạn có thể đạt. Adress: Tòa HH2A - KĐT Linh Đàm - Hoàng Mai - Hà Nội Hotline: 0904 889 859 ( Ms.Linh ) Hotline: 0908 060 060 ( Mr.Phong ) Tel: 046.686.8910 - Fax: 043.257.9999 Website: vienxaydung. edu. vn Website: vienxaydung. com. vn Email: [email protected]