Trên đây là một số tính chất chính để mình có thể dễ dàng giúp các bạn chọn ra loại switch phù hợp. Nếu các bạn thích tìm hiểu sâu hơn thì có thể tham khảo qua bài viết này của mình nhé! OK vào vấn đề tiếp, để chọn một loại switch ưng ý với mình cách tốt nhất là... đến cửa hàng để trải nghiệm. Nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục là vì mỗi người mỗi ý và mỗi người có đôi tay không ai giống ai. Có thể bạn thích nhấn phím 45g nhưng bạn đi cùng của bạn lại thích nhấn phím 60g nên chẳng có một cái tiêu chuẩn nào để chọn switch cho thật phù hợp cả. Tuy nhiên mình có một số mẹo nhỏ giúp bạn khoanh vùng một số loại switch ưng ý để bạn dễ dàng chọn hơn. Hướng dẫn này sẽ đưa ra 3 nhóm switch dựa trên thang đo âm thanh phát ra và thang đo về mức độ đã tay khi gõ phím của bạn. Đây là nhóm switch phát ra tiếng click mỗi khi bạn nhấn phím. Tiếng click này báo hiệu phím đã nhận tín hiệu, Đây là switch cho phản hồi về tay tốt nhất khi tactile bump lớn, tạo phản hồi lên cả tay và tai. Và đây cũng có thể xem là loại switch cho cảm giác cơ và hoài cổ nhất trong nhóm switch Tactile. bàn phím cơ Bù lại nhược điểm lớn nhất của dòng này chính là cái Dongle trời đánh bởi chỉ cần bạn mất hay để quên là cái bàn phím của bạn trở thành bàn phím cơ có dây luôn. Và chính vì dùng Dongle riêng nên mỗi khi đổi máy bạn cũng phải lọ mọ tìm và cắm cái Dongle phiền phức vào cổng USB như kết nối có dây vậy. Một số tính năng khác Ở một số mẫu bàn phím cơ, ngoài những tính năng kể trên bạn còn có một số tính năng vui vẻ khác như Macro, cụm phím Multimedia hay khả năng thay keycap. Thường thì nhóm tính năng này thuộc nhóm mang tính vui vẻ vì đa phần các tính năng này có người thấy thiếu thì lại nhớ mà không có cũng không sao nên mình sẽ điểm nhanh qua nhé. Đây là tính năng bạn chỉ dùng khi cần một chuột các hành động được thực hiện với một thứ tự chính xác hoặc sử dụng để lặp đi lặp lại một hành động nào đó. Thật sự khi gõ phím đơn thuần, bạn không cần đến tính năng này và chỉ khi chơi game nó mới có cũng được mà không có cũng không sao. bàn phím cơ giá rẻ Thường các bàn phím dòng Gaming sẽ hỗ trợ tính năng này. Tuy nhiên các bạn nên nhớ Esport chuyên nghiệp cấm sử dụng Macro nên bạn cũng cần lưu ý nhé! CÁC PHÍM MULTIMEDIA Khi làm việc hoặc chơi game, các phím Multimedia giúp bạn điều chỉnh nhanh âm lượng hoặc bài hát mà không cần lọ mọ tìm trình phát nhạc hoặc mục chỉnh âm lượng trên Windows. Đâycũng là một tính năng có cũng được mà không có cũng không sao nên bạn hãy cứ thoải mái nghĩ mình cần nó hay không nhé. KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH KEYCAP CHUẨN CHERRY Nhắc đến đây thì người đầu tiên buồn là các anh dùng switch Topre (trừ Realforce RGB) bởi họ dùng một chuẩn chân riêng. Còn switch Cherry và clone Cherry thì dùng thoải mái bởi chân dấu + đặc trưng gắn đâu cũng được. Nhưng để chơi nguyên set thì phải xem đến layout nữa. Thường những anh dị dạng như Corsair, Razer, Asus hàng dưới cùng rất khó kiếm keycap. Và các mẫu bàn phím kích thước mini cũng khó săn keycap hơn khi bạn cần một số kit đặc biệt. Còn các hãng chuyên về bàn phím cơ văn phòng thì thoải mái bởi layout của họ luôn là chuẩn mực nên trọn bộ keycap thay thế rất dễ tìm. bàn phím chơi game